(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Lợi ích từ đầu tư dự án bất động sản tiết kiệm năng lượng

Thứ ba - 26/11/2024 17:19 - Đã xem: 113
Các công trình xây dựng, nhà ở thường có tuổi thọ kéo dài từ 50–100 năm. Vì vậy nếu được ứng dụng các giải pháp công nghệ và thiết bị tiết kiệm năng lượng từ khâu xây dựng cho đến quá trình quản lý, vận hành sẽ giúp giảm lượng lớn chi phí cho nhà đầu tư. 

Hoàn thiện về cơ chế

Theo tham khảo các công trình nhà ở từ nhiều nước phát triển, để xây dựng những tòa nhà, công trình tiết kiệm năng lượng, chi phí có thể tăng từ 10 - 30% nhưng có thể mang đến mức tiết kiệm khoảng trên 20% chi phí năng lượng so với những công trình không áp dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng.

Ông Nguyễn Hồng Hải – Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và xây dựng (IBST) cho biết, thời gian qua Việt Nam đã tích cực triển khai thực hiện cam kết trong việc giảm phát thải khí nhà kính, Chính phủ đã có Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ôzôn, trong đó có mức giảm phát thải cụ thể cho ngành xây dựng; tại Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành danh mục các lĩnh vực và cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, các lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, trong đó có công trình xây dựng.

Hệ thống pháp lý cho các dự án công trình xanh đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh.

Hệ thống pháp lý cho các dự án công trình xanh đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh.
 
Tiếp đó, Bộ Xây dựng cũng ban hành Quyết định 385/2022/QĐ-BXD, phê duyệt "Kế hoạch hành động của ngành xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050", đóng góp vào mục tiêu chung của Việt Nam thực hiện cam kết tại Hội nghị COP26. Đối với mỗi công trình xây dựng, nhà ở giải pháp về tiết kiệm năng lượng được áp dụng từ khâu xây dựng đến lắp đặt thiết bị vận hành: điện, nước, điều hòa, kiểm soát an ninh, mạng… lập trình theo một hệ thống điều khiển tập trung để vận hành tự động.
 
“Thực tế cho thấy, những giải pháp này đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm 15 - 40% điện năng tiêu thụ mỗi năm. Vì vậy việc kết hợp hiệu quả các giải pháp công nghệ và thiết bị sẽ giúp quá trình vận hành công trình tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải, nhằm đưa mục tiêu giảm phát thải về 0 vào năm 2050 theo cam kết của Chính phủ” - ông Nguyễn Hồng Hải nhìn nhận.

Cần phân loại và xây dựng tiêu chí cụ thể

Theo ông Trần Phương – Trưởng phòng Công trình xanh và tiết kiệm năng lượng (Trung tâm kết cấu thép và xây dựng), để quản lý, vận hành hiệu quả những công trình tiết kiệm năng lượng cần thực hiện nghiên cứu, đánh giá, xác định tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính và xác định giải pháp, kế hoạch thực hiện khả thi nhằm đặt mức giảm phát thải theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP. Trong đó, chiến lược cơ bản gồm: xây dựng, ban hành cơ sở dữ liệu, quy định, hướng dẫn; xây dựng chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu cho công trình...
 
“Một trong những vấn đề quan trọng nhất là phân loại nhóm công trình, nhóm đối tượng với mục tiêu và giải pháp cụ thế (đặc biệt là nhà chung cư, nhà ở xã hội, văn phòng tiêu thụ nhiều năng lượng). Trong đó  tập trung vào đề xuất chính sách với mục tiêu bao nhiêu % công trình xây mới, công trình cải tạo, dạng công trình cần đạt; các tiêu chuẩn, quy chuẩn rà soát, cập nhật bổ sung, phục vụ việc thực hiện kế hoạch. Cùng với đó là  tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho người dân, DN để tạo sự đồng thuận, có tính khả thi trong quá trình thực hiện” - ông Trần Phương nêu ý kiến.
 
Tuân thủ áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật cho công trình xanh để thấy tính minh bạch và không chỉ là một yêu cầu kỹ thuật mà còn là nên tảng vững chắc cho phát triển bền vững và xây dựng niềm tin của nhà đầu tư. Việc áp dụng các quy trình minh bạch sẽ trở thành chìa khóa để nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của dự án xây dựng, BĐS trên thị trường.
Giám đốc Kinh doanh (Công ty SGS Việt Nam) Nguyễn Kim Trí

Còn theo TS Hà Anh Tùng - Trường Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, phân tích vùng thoải mái nhiệt của người Việt Nam thì TCVN 5687-2024 (Tiêu chuẩn quy định các yêu cầu khi thiết kế, lắp đặt hệ thống thông gió, điều hòa không khí cho công trình dân dụng khi xây dựng mới hoặc cải tạo) có vẻ phù hợp đối với người Việt Nam hơn ASHRAE 55 (Tiêu chuẩn về điều kiện môi trường nhiệt cho con người cư ngụ).
 
“Vì vậy, cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để xác định vùng thoải mái nhiệt của người Việt và so sánh mức tiêu thục điện năng tương ứng với các mẫu A, A', B, C, D; phân tích thông số hoạt động trong từng mẫu để cải thiện cả chất lượng không khí trong nhà (IAQ) và hiệu quả năng lượng của toàn bộ hệ thống sưởi ấm, thông gió, điều hòa không khí (HVAC); ảnh hưởng của mùa khô, mưa đến hiệu suất HVAC và sự thoải mái về nhiệt của người dùng cuối. Toà nhà xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong ngành BĐS, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về môi trường sống, làm việc bền vững. Dự kiến đến năm 2025, 10% các toà nhà văn phòng sẽ đạt tiêu chuẩn xanh” - TS Hà Anh Tùng cho hay.
 
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, phát triển công trình xanh cần được thực hiện một cách toàn diện ngay ở những giai đoạn ban đầu, từ vật liệu xây dựng, vỏ bọc công trình đến hệ thống cơ điện hiện đại, tự động hóa... để đảm bảo hiệu quả. Việc đầu tư tòa nhà xanh mang sẽ gia tăng lợi thế cạnh trạnh, tối ưu năng lượng, chi phí vận hành và đem lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội trong dài hạn. Tuy nhiên, cần phải có quá trình nghiên cứu, xây dựng kế hoạch cho từng công đoạn khác nhau của dự án; và sự phối hợp của các chủ thể liên quan, trong đó chủ đầu tư, đội ngũ quản lý, người sử dụng đóng vai trò cốt yếu trong nỗ lực hạn chế phát thải ròng của ngành BĐS.
 

Nguồn tin: Theo: Báo Kinh tế Đô thị
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không