(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Đảm bảo đủ than cho sản xuất điện trong điều kiện dịch Covid 19 còn diễn biến phức tạp

Thứ bảy - 29/02/2020 10:30 - Đã xem: 2423

Trước yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 đồng thời đảm bảo duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với tác động do dịch bệnh, trong đó yêu cầu ngành Than – Khoáng sản phải đảm bảo nguồn cung phục vụ sản xuất điện, không để thiếu than cho điện.

Không để thiếu than cho sản xuất điện

Kế hoạch hành động ứng phó với tác động do dịch Covid–19 của Bộ Công Thương nêu rõ, mục tiêu tổng quan là giữ vững mục tiêu thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020.

Chủ động ứng phó dịch Covid-19, đảm bảo hoạt động sản xuất – kinh doanh, cung ứng đủ than cho nền kinh tế. (Nguồn ảnh: Hoàng Châu)

Đưa ra yêu cầu cụ thể với các đơn vị thuộc ngành Công Thương, Kế hoạch của Bộ Công Thương nêu rõ, các đơn vị, theo chức năng, nhiệm vụ được giao bám sát chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid–19; trong quá trình triển khai thực hiện, các đơn vị theo dõi sát diễn biến tình hình dịch cúm Covid-19 trong nước và trên thế giới, bám sát các chỉ đạo của Bộ để chủ động có phương án, giải pháp xử lý kịp thời, đồng thời, thực hiện phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo, điều hành các biện pháp và kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ để chỉ đạo xử lý và đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các chủ trương điều hành, xử lý các vấn đề phát sinh từ diễn biến của tình hình thế giới và trong nước, bảo đảm ứng phó tối ưu, hiệu quả nhất, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể có của dịch đối với ngành Công Thương, góp phần vào kết quả chung của cả nước trong công tác ứng phó với tác động của dịch cúm mà Đảng, Chính phủ đã đề ra.

Cùng với các chỉ đạo cụ thể, chi tiết đối với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, như: Quản lý thị trường; Xuất nhập khẩu; Xúc tiến thương mại; Thương mại điện tử và Kinh tế số; Công nghiệp; Thị trường trong và ngoài nước; Sở Công Thương các địa phương… Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc xây dựng kế hoạch, biện pháp ứng phó với tác động của dịch bệnh, chuẩn bị đủ nhân lực, thiết bị, vật tư... phục vụ sản xuất và tiêu thụ than, đồng thời đảm bảo cung cấp đủ và ổn định than cho các hộ tiêu thụ theo hợp đồng đã ký, đặc biệt là cho sản xuất điện.

Đồng thời, hai đơn vị này phải đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp than, đặc biệt là các dự án trọng điểm, kịp thời báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu các khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền để chỉ đạo giải quyết.

Nhiều giải pháp đẩy mạnh sản xuất, chủ động ứng phó với dịch Covid-19

Theo kế hoạch, trong năm 2020, TKV phấn đấu sản xuất 40,5 triệu tấn; tiêu thụ 49 triệu tấn than – đây là những chỉ tiêu rất cao và đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong điều kiện chi phí sản xuất tăng cao, diện khai thác ngày càng xuống sâu, đi xa, kéo theo đó là chi phí sản xuất, giá thành than thành phẩm sẽ cao hơn, trong khi giá thành bán than vẫn phải tuân thủ các quy định nhằm đảm bảo nguồn than cho nền kinh tế, đặc biệt là cho sản xuất điện.

Hơn nữa, giá than trên thế giới diễn biến khó lường, thậm chí, trong nhiều giai đoạn, dù giá than nhập khẩu khá cao song nguồn cung vẫn rất khó khăn nên đây cũng là thách thức không nhỏ đối với Tập đoàn TKV và các đơn vị thành viên.

Tuy nhiên ngày từ cuối năm 2019, khi xây dựng kế hoạch cho năm 2020, dù chưa tính toán đến tình huống dịch bệnh Covid-19, song TKV và Tổng Công ty Đông Bắc đã đưa ra những chỉ tiêu rất cụ thể bám sát nhu cầu than cho nền kinh tế, nhất là nhu cầu than cho sản xuất điện để không chỉ đảm bảo nhu cầu điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân mà quan trọng hơn là đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Nhiều biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 được các đơn vị ngành Than thực hiện. (Nguồn ảnh: Hoàng Châu)

Để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra, ngành Than đã đưa ra và quyết liệt thực hiện nhiều nhóm giải lớn, trong đó, tập trung duy trì tốc độ tăng năng suất lao động và tiền lương cho người lao động, nhất là thợ lò theo hướng tăng cường tự động hoá, cơ giới hoá và tin học hoá các khâu từ điều hành, sản xuất, kinh doanh, sắp xếp mô hình tổ chức hợp lý tinh gọn, khoa học lực lượng lao động giữa các phòng, ban, phân xưởng, nhằm sử dụng thời gian lao động hiệu quả.

Bên cạnh đó, ngành Than đang tập trung hoàn thiện mô hình vừa sản xuất vừa kinh doanh than; triển khai hiệu quả Đề án tái cơ cấu, kiểm soát chặt chẽ chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của Tập đoàn trong các lĩnh vực...

Song song với đó, Tập đoàn sẽ đẩy nhanh tiến độ, đưa các dự án đầu tư vào hoạt động sớm hơn với kế hoạch, nhất là đối với các dự án khai thác mỏ cùng các công trình phụ trợ đi kèm.

Tương tự với Tổng Công ty Đông Bắc, kế hoạch đề ra cho năm 2020 là khai thác 6,5 triệu tấn than nguyên khai. Và như vậy, nếu tính thêm các mỏ than mới được cấp phép và sẽ hoạt động trong năm nay thì sản lượng khai thác của đơn vị có thể tăng tối thiểu 300.000 tấn. Đây sẽ là nguồn cung than quan trọng phục vụ nhu cầu than cho nền kinh tế, trong đó có than cho sản xuất điện.

Riêng trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành Than đã kịp thời triển khai nhiều biện pháp ứng phó. Đảng ủy Tập đoàn TKV và Đảng ủy TQN và Hội đồng thành viên Tập đoàn TKV đã có văn bản chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các nội dung liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Ngay sau chỉ đạo, các đơn vị đã khẩn trưởng tổ chức quán triệt và triển khai tại đơn vị mình. Đến nay, có 41/41 cấp ủy cơ sở đã ban hành văn bản chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.

Tại các đơn vị, chuyên môn đã thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng phương án cụ thể phòng chống dịch. Hầu hết các đơn vị đã tổ chức phun thuốc khử khuẩn tại các khu vực văn phòng, khu tập thể công nhân, nhà ăn tập thể, các công trường, phân xưởng…

Đã trang bị khẩu trang, thuốc sát khuẩn, máy đo thân nhiệt và các trang thiết bị y tế cần thiết cho phòng chống dịch bệnh…

Đồng thời tăng cường các biện pháp vệ sinh dịch tễ, vệ sinh khu vực làm việc và tăng cường thêm các chế độ, phương tiện hỗ trợ người lao động phòng, chống dịch tại khu vực nhà ở tập thể và tại gia đình.

Cùng đó, công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công nhân lao động đối với việc phòng, chống dịch bệnh, chủ động phòng chống dịch, không chủ quan, lơ là nhưng cũng không gây hoang mang làm ảnh hưởng đến sản xuất… cũng được các cấp thực hiện hiệu quả.


Nguồn tin: tietkiemnangluong.com.vn
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không