PowerCompare đã sử dụng các số liệu thống kê từ nhà cung cấp dữ liệu Digiconomist của Bitcoin, với ước tính rằng 29,05 TWh điện đã được sử dụng để cày bitcoin, cao hơn so với ước tính khoảng 25 TWh điện mỗi năm mà Ireland sử dụng.
Bitcoin là một loại tiền ảo được tạo ra trong năm 2009. Nó được thiết kế để không được kiểm soát bởi bất kỳ bên nào và được củng cố bởi một hệ thống gọi là blockchain, trong đó ghi lại các giao dịch. Để đảm bảo giao dịch không bị làm sai lệch hoặc thay đổi quyền sở hữu, người tham gia mạng lưới bitcoin phải ks kết các giao dịch trong khối, vốn phụ thuộc vào blockchain.
Hệ thống bitcoin được áp dụng các thuật toán mã hóa phức tạp, và những người tham gia xác minh các khối sẽ được thưởng bằng bitcoin. Quá trình này được gọi là “cày” bitcoin. Tuy nhiên, người tạo bitcoin đã thiết kế hệ thống này chỉ có thể khai thác giới hạn tối đa số lượng bitcoin là 21 triệu. Để đảm bảo tuổi thọ hệ thống, các vấn đề mã hóa liên quan đến việc cày bitcoin trở nên khó khăn hơn, có nghĩa phải mất nhiều thời gian hơn để kiếm chúng.
Chính vì điều này, các tay săn bitcoin đã chuyển sang máy tính mạnh hơn để hoàn thành các nhiệm vụ và kiếm bitcoin nhiều hơn. Kết quả là, việc cày (và cả giao dịch) bitcoin đã thu hút lượng lớn điện trên thế giới. Theo ngân hàng ING (Hà Lan) cho biết, giao dịch bitcoin giờ đây sử dụng quá nhiều năng lượng so với điện được sử dụng cho một giao dịch đơn lẻ. Phần lớn quá trình cày bitcoin được thực hiện ở Trung Quốc, nơi chi phí năng lượng tương đối rẻ hơn so với những nơi như Anh hay Mỹ.
Mati Greenspan, nhà phân tích của eToro, cho biết trong một email rằng: “6 hệ thống cày bitcoin lớn nhất từ Antpool đến BTCC đều có trụ sở tại Trung Quốc. Ước tính sơ bộ cho thấy, nguồn năng lượng ở Trung Quốc được khai thác cao hơn 80% so với tổng số năng lượng ở các quốc gia khác hợp lại”.
Vấn đề là, ngày càng có nhiều mối quan tâm về tác động môi trường của việc sử dụng điện, trong khi phần lớn điện sản xuất ở Trung Quốc là từ nhiên liệu hóa thạch thải ra khí CO2.
Bitcoin đang thu hút được sự quan tâm ngày càng lớn của giới đầu tư trong bối cảnh chính trị toàn cầu bất ổn.