(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

Đầu tư năng lượng giảm, lo ngại an ninh và biến đổi khí hậu tăng

Thứ tư - 18/07/2018 15:51 - Đã xem: 3119
Đầu tư vào lĩnh vực năng lượng toàn cầu đạt 1,8 nghìn tỷ USD vào năm 2017, giảm 2% so với năm trước sau khi điều chỉnh lạm phát.

Sự giảm mạnh trong chi tiêu vào các nhà máy điện cũng bù lại mức tăng trung bình của dòng tiền đầu tư vào các mạng lưới điện.

Chi tiêu cho năng lượng mặt trời và gió đang gia tăng nguồn cung cấp năng lượng có mức phát thải cacbon thấp. Tuy nhiên, đầu tư vào các nguồn năng lượng không phát thải cacbon như nhà máy điện hạt nhân và thủy điện thì lại đang giảm.

Lượng tiền đầu tư vào lĩnh vực năng lượng giảm năm thứ ba liên tiếp vào năm 2017, dấy lên mối quan ngại về khả năng cung cấp đủ năng lượng và giải quyết biến đổi khí hậu của thế giới, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đưa tin hôm17/7.

Nhìn chung, các chính phủ và doanh nghiệp đã bỏ ra 1,8 nghìn tỷ USD vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và nguồn lực của ngành năng ượng, ngành đang giữ cho thế giới hoạt động. Điều đó có nghĩa là đầu tư năng lượng toàn cầu giảm 2% kể từ năm 2016 sau khi điều chỉnh lạm phát, và IEA cảnh báo xu hướng này dường như không đảo chiều.

Đồng thời, các chính phủ đang gánh vác phần lớn gánh nặng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, IEA cho biết. Các doanh nghiệp nhà nước hiện chiếm 40% tổng đầu tư vào năng lượng, và khoảng 95% chi tiêu trong ngành điện có liên quan với việc tái cấu trúc hoặc dựa vào một số hình thức trợ giá.

Fatih Birol, Giám đốc điều hành IEA cho biết: “Dù vai trò của các chính phủ ngày càng tăng, nhưng xu hướng đầu tư năng lượng vẫn chưa đủ để đáp ứng mục tiêu an ninh năng lượng, khí hậu và chất lượng không khí, và vẫn chưa thúc đẩy sự tăng tốc của các công nghệ cần thiết cho sự chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch.”

Khoản đầu tư đó bao gồm chi tiêu cho các nhà máy điện, lưới điện, giếng dầu và khí đốt mới, và các hệ thống để làm cho các tòa nhà tiết kiệm năng lượng hơn.

Thị trường năng lượng: Tin tốt và tin xấu

Ngành điện đã thu hút được nhiều vốn nhất trong năm thứ hai liên tiếp, tạo ra khoảng 750 tỷ USD. Tuy nhiên, tổng mức đầu tư vẫn giảm 5% so với năm trước, do chi tiêu giảm mạnh cho các nhà máy điện đã cân bằng cho sự tăng vọt của dòng tiền đầu tư chảy vào hệ thống lưới điện.

Chính phủ và các nhà đầu tư đã dành một khoản tiền 300 tỷ USD, cao nhất mọi thời đại cho các mạng cung cấp điện từ các nhà máy điện đến các gia đình và doanh nghiệp, tăng khiêm tốn 1% so với năm ngoái. Chi tiêu chủ yếu là hướng tới việc nâng cấp đường dây truyền tải và phân phối và tích hợp công nghệ thông minh để chuẩn bị cho một thế giới có nhiều xe điện và năng lượng tái tạo hơn.

Trong khi đó, chi tiêu cho các nhà máy tạo ra năng lượng - đặc biệt là từ than đá, thủy điện và nhiên liệu hạt nhân - đã có sự sụt giảm lớn nhất về đầu tư tổng thể.

Chi tiêu cho các nhà máy phát điện đã giảm 10% trong năm ngoái. Một nửa là do sụt giảm đầu tư trong các nhà máy nhiệt điện ở Trung Quốc và Ấn Độ, hai nền kinh tế mới nổi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Đầu tư vào các nhà máy điện chạy bằng khí đốt tăng 40%, và chủ yếu đến từ Mỹ và khu vực Trung Đông - Bắc Phi. Tuy nhiên, quyết định đầu tư cuối cùng - một chỉ số về xây dựng trong tương lai - giảm 23% trong năm ngoái.

Dòng vốn chảy vào năng lượng tái tạo giảm 7%, với sự tăng trưởng trong năng lượng mặt trời và gió bị vô hiệu hóa bởi sự sụt giảm trong thủy điện và năng lượng hạt nhân. Năng lượng hạt nhân nói một cách chính xác không được coi là năng lượng tái tạo, nhưng cả hai được liên kết bởi vì cả hai đều tạo ra điện mà không phát ra khí thải gây hiện tưởng nóng lên của hành tinh như cacbon điôxít (CO2).

“Việc đầu tư mạnh mẽ vào năng lượng tái tạo thậm chí còn quan trọng hơn vì nó thúc đẩy việc phát điện có mức xả thải cacbon thấp trong bối cảnh đầu tư vào các nguồn năng lượng hạt nhân mới giảm mạnh”, IEA cho biết.

Chỉ tính riêng ở châu Âu, IEA ước tính việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân làm giảm 40% lợi ích đã đạt được từ việc sản xuất điện phát thải cacbon thấp từ các nguồn tái tạo kể từ năm 2010 đến nay.

Sử dụng năng lượng hiệu quả và đầu tư dầu đang trên đà tăng trưởng

Trong khi chi tiêu để tạo ra năng lượng đang giảm, đầu tư để giúp các tòa nhà, phương tiện và các ngành công nghiệp sử dụng năng lượng hiệu quả hơn tiếp tục tăng. Thế giới đã chi 236 tỷ USD trong năm 2017 cho việc sử dụng năng lượng hiệu quả, tăng 3% so với năm trước, phần lớn là các cải tiến về sưởi ấm, làm mát và chiếu sáng trong các tòa nhà.

Tuy nhiên, IEA cảnh báo các khoản đầu tư này đang chậm lại, một phần do kết quả mờ nhạt trong việc thực hiện các chính sách sử dụng năng lượng hiệu quả.

Đầu tư cũng tăng trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí khi giá dầu thô tiếp tục phục hồi. Chi tiêu trong lĩnh vực này đã tăng 4% lên 450 tỷ USD năm ngoái, và IEA hy vọng sẽ tăng thêm 5% trong năm nay lên 472 tỷ USD.

Tuy nhiên, các nhà khai thác dầu đang có xu hướng chuyển sang các giếng chỉ sản xuất dầu và khí đốt trong một thời gian tương đối ngắn. Trong khi đó, đầu tư vào các dự án lớn có thể mang lại lượng nhiên liệu hóa thạch khổng lồ trong nhiều năm, như các giếng khoan ngoài khơi mới, hiện chỉ chiếm một phần ba khoản đầu tư.

Bức tranh thậm chí còn u ám hơn cho các nhà sản xuất than. Mặc dù giá tăng gấp đôi đối với loại than được sử dụng trong các nhà máy điện, nhưng đầu tư vào khai thác nguồn cung mới đã giảm 13% trong năm ngoái, giảm xuống dưới mức 80 tỷ USD. Theo IEA, các quyết định đầu tư cuối cùng của các nhà máy đốt than trong năm 2017 giảm hai phần ba so với năm 2010.

"Mối đe dọa của việc thắt chặt các chính sách để giải quyết biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí và tăng cường cạnh tranh từ năng lượng tái tạo tiếp tục làm nản lòng các nhà đầu tư vào than", IEA cho biết.


Nguồn tin: ndh.vn
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không