(+84)28 38 222 091 (+84)909.901.045 info@congnghevinhcuu.com

EVNSPC hướng dẫn thực hiện các dự án điện mặt trời trên mái nhà

Thứ ba - 09/04/2019 11:32 - Đã xem: 3239


Tạp chí Năng lượng Việt Nam xin giới thiệu nguyên văn nội dung của văn bản hướng dẫn:

I. Đối với các Công ty Điện lực:

1. Xác định dự án ĐMTMN:

- Dự án ĐMTMN là dự án điện mặt trời lắp đặt trên mái nhà hoặc gắn với công trình xây dựng do tổ chức hoặc cá nhân làm chủ đầu tư (sau đây gọi là chủ đầu tư) có đấu nối và bán điện lên lưới điện của EVN SPC.

- Các dự án điện mặt trời lắp đặt trên mặt đất, mặt nước ... không gắn với mái nhà hoặc công trình xây dựng không thuộc phạm vi hướng dẫn của văn bản này.

2. Cơ chế mua bán điện và giá mua điện của dự án ĐMTMN:

- Các dự án ĐMTMN được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều.

- Giá mua điện:

+ Trước ngày 01/01/2018, giá mua điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) là 2.086 đồng/kWh (tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 10/4/2017 là 22.316 đồng/USD).

+ Từ ngày 01/01/2018 đến 31/12/2018, giá mua điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) 2.096 đồng/kWh (tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày 31/12/2017 là 22.425 đồng/USD).

+ Từ ngày 01/01/2019 đến 31/12/2019, giá mua điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) 2.134 đồng/kWh (tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày 31/12/2018 là 22.825 đồng/USD).

+ Kể từ năm 2020 và các năm tiếp theo, giá mua điện (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) được xác định theo từng năm và được tính bằng tiền Việt Nam đồng tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày cuối cùng của năm trước.

3. Phân cấp ký kết và thực hiện Hợp đồng mua điện từ các dự án ĐMTMN:

- Tổng Công ty đã uỷ quyền cho Công ty Điện lực (CTĐL) được ký kết và thực hiện Hợp đồng mua bán điện (HĐMBĐ) từ các dự án ĐMTMN đấu nối vào lưới điện thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.

- Các CTĐL theo dõi, kiểm soát chặt chẽ công suất lắp đặt của các dự án ĐMTMN đấu nối vào lưới điện nhằm đảm bảo tránh tình trạng gây quá tải đường dây, máy biến áp (MBA) phân phối.

- CTĐL thực hiện tư vấn cho chủ đầu tư lựa chọn lắp đặt tấm pin quang điện, bộ chuyển đổi điện một chiều thành xoay chiều (bộ inverter) thuộc dự án ĐMTMN có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có giấy chứng nhận xuất xưởng/chứng nhận chất lượng thiết bị của nhà sản xuất, thiết bị có hiệu suất, tuổi thọ và thời gian bảo hành cao để đảm bảo hiệu quả đầu tư. Khuyến khích chủ đầu tư lắp đặt bộ inverter có khả năng hoạt động ở cả chế độ bám lưới và chế độ độc lập với lưới khi lưới điện bị mất điện (hybrid inverter), hệ thống tích trữ điện (nếu cần thiết) để sử dụng lượng điện phát ra từ dự án ĐMTMN của khách hàng khi lưới điện bị quá tải phải sa thải phụ tải hoặc bị sự cố mất điện.

4. Trình tự, thủ tục đấu nối và mua điện từ các dự án ĐMTMN:

Trình tự, thủ tục đấu nối và mua điện từ các dự án ĐMTMN thực hiện theo lưu đồ tại Phụ lục 1 đính kèm. Cụ thể như sau:

a. Đăng ký nhu cầu lắp đặt ĐMTMN của chủ đầu tư:

- CTĐL thực hiện phổ biến và khuyến nghị các chủ đầu tư thực hiện đăng ký nhu cầu lắp đặt ĐMTMN với CTĐL trước khi thực hiện đầu tư để được khảo sát về khả năng đấu nối vào lưới điện của dự án nhằm đảm bảo hiệu quả khi đầu tư dự án.

- Khi đăng ký nhu cầu, chủ đầu tư cần cung cấp thông tin ban đầu về địa điểm và công suất dự kiến lắp đặt của dự án ĐMTMN, mã khách hàng sử dụng điện (nếu là khách hàng đang mua điện của EVN SPC) để tiện liên hệ và khảo sát đấu nối.

- CTĐL tổ chức tiếp nhận đăng ký nhu cầu lắp đặt ĐMTMN của chủ đầu tư qua Trung tâm CSKH bằng các hình thức: điện thoại, email, Zalo, Chat box,...).

b. Khảo sát và thỏa thuận đấu nối:

- Nguyên tắc thoả thuận đấu nối: Tổng công suất lắp đặt của các dự án ĐMTMN đấu nối vào lưới điện trung, hạ áp phải đảm bảo không được vượt quá công suất định mức của đường dây, MBA phân phối trung, hạ áp.

- Trường hợp tổng công suất lắp đặt của các dự án ĐMTMN đấu nối vào lưới điện (kể cả dự án đang khảo sát) nhỏ hơn công suất định mức của đường dây, MBA phân phối hạ áp, CTĐL/ĐL thống nhất với chủ đầu tư về công suất lắp đặt và phương án đấu nối như sau:

+ Dự án có công suất lắp đặt < 03 kWp: đấu nối vào lưới điện hạ áp bằng 01 pha hoặc 03 pha tuỳ theo hiện trạng sẵn có.

+ Dự án có công suất lắp đặt ≥ 03 kWp: đấu nối vào lưới điện hạ áp bằng 03 pha. Nếu chủ đầu tư là khách hàng sử dụng điện đang đấu nối vào lưới điện hạ áp bằng 01 pha, cho phép dự án có công suất lắp đặt ≥ 03 kWp đấu nối vào lưới điện bằng 01 pha nếu lưới điện vẫn đảm bảo điều kiện vận hành an toàn, ổn định.

- Trường hợp tổng công suất lắp đặt của các dự án ĐMTMN lớn hơn công suất định mức của đường dây, MBA phân phối hạ áp:

+ CTĐL/ĐL có văn bản thông báo về khả năng quá tải của đường dây, MBA phân phối hạ áp và thỏa thuận chủ đầu tư giảm công suất lắp đặt của dự án hoặc xây dựng đường dây, MBA nâng áp để được đấu nối vào lưới điện trung áp gần nhất.

+ Trình tự, thủ tục thỏa thuận đấu nối dự án ĐMTMN vào lưới điện trung áp thực hiện theo quy định từ Điều 43 đến Điều 51 của Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối (gọi tắt là Thông tư số 39/2015/TT-BCT).

- Trường hợp lưới điện hiện hữu chưa đáp ứng về công suất đấu nối của dự án ĐMTMN, CTĐL/ĐL có văn bản thông báo cho chủ đầu tư về việc lưới điện không còn khả năng tiếp nhận công suất phát lên lưới điện của dự án.

a. Gửi hồ sơ đề nghị bán điện từ dự án ĐMTMN:

Trước 03 ngày so với ngày dự kiến hoàn thành lắp đặt dự án, chủ đầu tư gửi một bộ hồ sơ đề nghị bán điện cho CTĐL/ĐL như sau:

- Giấy đề nghị bán điện (biểu mẫu BM.01 đính kèm);

- Hồ sơ kỹ thuật (nếu có): tài liệu kỹ thuật về tấm pin quang điện, bộ inverter; giấy chứng nhận xuất xưởng/chứng nhận chất lượng thiết bị của nhà sản xuất; các biên bản thí nghiệm các thông số kỹ thuật đáp ứng quy định hiện hành bởi một đơn vị có đủ năng lực.

+ Đối với dự án ĐMTMN có công suất ≥ 01 MWp: chủ đầu tư cần thực hiện thủ tục bổ sung quy hoạch phát triển điện mặt trời, thủ tục cấp phép hoạt động điện lực theo quy định tại Thông tư 16/2017/TT-BCT, Thông tư số 12/2017/TT-BCT ngày 31/7/2017 của Bộ Công Thương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

a. Kiểm tra các thông số kỹ thuật và lắp đặt công tơ đo đếm 2 chiều cho dự án ĐMTMN:

- Trong vòng 03 ngày kể từ sau ngày tiếp nhận giấy đề nghị bán điện từ dự án ĐMTMN của chủ đầu tư, CTĐL/ĐL phải hoàn thành việc kiểm tra các thông số kỹ thuật của dự án và ký kết hợp đồng mua bán điện với chủ đầu tư.

- Khuyến khích chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện thí nghiệm bởi một đơn vị có đủ năng lực và cung cấp cho CTĐL/ĐL các kết quả thí nghiệm hệ thống điện mặt trời của khách hàng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Phụ lục 2 đính kèm. Trường hợp chủ đầu tư không cung cấp được kết quả thí nghiệm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định, căn cứ tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất, CTĐL/ĐL phối hợp với chủ đầu tư kiểm tra các thiết bị của dự án, lập biên bản kiểm tra và ghi nhận kết quả như sau:

+ Đồng ý mua điện nếu dự án ĐMTMN của chủ đầu tư đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

+ Không đồng ý mua điện nếu dự án ĐMTMN của chủ đầu tư không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Để bán được điện cho EVN SPC, chủ đầu tư phải khắc phục, sửa chữa dự án ĐMTMN đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

- Lắp đặt công tơ đo đếm 2 chiều cho dự án ĐMTMN:

+ Đối với chủ đầu tư đã có hợp đồng mua điện tại địa điểm lắp đặt dự án: Ngay sau khi kiểm tra và đồng ý mua điện, CTĐL/ĐL thực hiện thay thế công tơ đo đếm 01 chiều bằng công tơ đo đếm 02 chiều và ký hợp đồng mua điện từ dự án với chủ đầu tư. Trường hợp phải chuyển đổi điểm đấu nối với lưới điện hạ áp từ 01 pha sang 03 pha để đấu nối dự án ĐMTMN, chủ đầu tư chịu trách nhiệm nâng cấp dây dẫn sau công tơ, CTĐL/ĐL chịu trách nhiệm nâng cấp dây dẫn từ công tơ đến điểm đấu nối và công tơ.

+ Đối với chủ đầu tư chưa có hợp đồng mua điện tại địa điểm lắp đặt dự án (khách hàng đề nghị cấp điện mới): Ngay sau khi kiểm tra và đồng ý mua điện, CTĐL/ĐL thực hiện lắp đặt công tơ đo đếm 02 chiều và ký hợp đồng mua điện từ dự án của chủ đầu tư đồng thời với hợp đồng bán điện cho chủ đầu tư sử dụng tại địa điểm lắp đặt dự án.

- Trong quá trình vận hành dự án ĐMTMN của chủ đầu tư, CTĐL/ĐL có trách nhiệm kiểm tra, giám sát vận hành và xử lý theo quy định tại Điều 52 Thông tư số 39/2015/TT-BCT và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

b. Ký kết mua, bán điện với chủ đầu tư dự án ĐMTMN:

- Hợp đồng mua điện từ dự án ĐMTMN của chủ đầu tư: thực hiện theo mẫu tại Thông tư số 05/2019/TT-BCT với các thỏa thuận cụ thể như sau:

+ Ngày vận hành thương mại: là ngày hai bên ký biên bản chốt chỉ số công tơ thực hiện giao nhận điện năng của dự án. Đối với các dự án đã đưa vào vận hành trước thời điểm ban hành văn bản này, ngày vận hành thương mại của dự án là ngày hai bên ký Biên bản thỏa thuận tạm thời về việc xác nhận chỉ số công tơ và điện năng giao nhận của dự án theo Văn bản số 2155/EVN SPC-KD ngày 3/4/2018.

+ Ghi chỉ số công tơ: 01 lần/tháng cùng với kỳ ghi chỉ số công tơ chiều mua điện từ lưới của chủ đầu tư. Đối với chủ đầu tư là khách hàng sử dụng điện ghi chỉ số công tơ nhiều kỳ/tháng, ghi chỉ số công tơ chiều bán điện lên lưới cùng với kỳ ghi chỉ số công tơ cuối cùng trong tháng.

- Hợp đồng bán điện từ lưới điện cho chủ đầu tư chưa có hợp đồng mua điện tại địa điểm lắp đặt dự án (khách hàng đề nghị cấp điện mới): thực hiện ký mới theo mẫu tại bộ Quy trình kinh doanh điện năng của EVN SPC căn cứ vào mục đích sử dụng điện của chủ đầu tư. Đối với chủ đầu tư đã có hợp đồng mua điện tại địa điểm lắp đặt dự án, thực hiện theo hợp đồng đã ký kết trước đó.

1. Thanh toán tiền điện:

- Tiền điện thanh toán bằng đồng Việt Nam (VNĐ) được xác định cho từng năm và được tính đến hàng đơn vị đồng (không làm tròn số).

- Hình thức thanh toán bằng chuyển khoản. Phí chuyển khoản do chủ đầu tư chịu.

- Giá trị thanh toán:

+ Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp có phát hành hóa đơn: hằng tháng CTĐL/ĐL thực hiện nhận hóa đơn, kiểm tra và thanh toán tiền điện theo hóa đơn do chủ đầu tư phát hành theo quy định.

+ Đối với chủ đầu tư là hộ gia đình, cá nhân không phát hành hóa đơn: hằng tháng, bộ phận Kinh doanh của CTĐL/ĐL thực hiện lập bảng kê thanh toán tiền điện trên hệ thống CMIS, trình lãnh đạo đơn vị phê duyệt và chuyển sang bộ phận tài chính kế toán để thanh toán tiền điện cho chủ đầu tư, tiền thanh toán không bao gồm thuế GTGT. Sau thời điểm kết thúc hằng năm hoặc sau khi kết thúc hợp đồng mua điện từ dự án, căn cứ “Biên bản xác nhận chỉ số công tơ, điện giao nhận và tiền điện thanh toán” (theo biểu mẫu BM.02 đính kèm) hai bên sẽ thực hiện quyết toán tiền thuế GTGT theo quy định (nếu có).

- Phương pháp xác định thuế GTGT đối với chủ đầu tư thực hiện theo hướng dẫn tại Văn bản số 1534/BTC-CST ngày 31/01/2019 của Bộ Tài chính (đính kèm).

2. Ghi nhận sản lượng và hạch toán chi phí mua điện:

- Điện mua từ các dự án ĐMTMN được ghi nhận vào sản lượng điện mua tại các CTĐL (theo biểu mẫu BM.03 đính kèm).

- Chi phí mua điện từ các dự án ĐMTMN được ghi nhận vào chi phí mua điện của các CTĐL.

II. Công ty Công nghệ thông tin Điện lực miền Nam (SPC IT):

- SPC IT phối hợp với Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin thử nghiệm và cập nhập phân hệ Quản lý điện mặt trời trên mái nhà trên chương trình CMIS 3.0 và tổ chức hướng dẫn các CTĐL đảm bảo các tính năng quản lý theo dõi, khai thác thông tin và thanh toán tiền cho các chủ đầu tư có dự án ĐMTMN bán điện cho EVN SPC trước ngày 03/4/2019.

- Phối hợp với Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin bổ sung tính năng vào Cổng thông tin điều hành công tác KD&DVKH của Tập đoàn để quản lý và theo dõi việc mua bán điện từ các dự án ĐMTMN. Hoàn thành trước 03/4/2019.

- Phối hợp với Trung tâm chăm sóc khách hàng hướng dẫn các CTĐL đưa sản lượng điện mặt trời của khách hàng phát lên lưới hằng tháng trên trang Web CSKH của Tổng công ty, Công ty Điện lực. Hoàn thành trước 03/4/2019.

III. Chế độ báo cáo:

- Định kỳ vào ngày 26 hằng tháng, các CTĐL báo cáo số lượng khách hàng và sản lượng theo mẫu (Phụ lục báo cáo EVN) đính kèm về Tổng công ty Điện lực miền Nam tại địa chỉ đường dẫn: /SPCBan/KD/0-NHAN SU_BAN KD/HAI DANG QUANG/1.Nang luong mat troi lap ap mai noi luoi.

- Để phục vụ cho công tác điều hành lãnh đạo Tổng công ty, định kỳ vào 5, 10, 25 các đơn vị báo cáo nhanh bằng hình thức gửi file theo mẫu (Báo cáo nhanh) đính kèm về Tổng công ty Điện lực miền Nam tại địa chỉ đường dẫn: /SPCBan/KD/0-NHAN SU_BAN KD/HAI DANG QUANG/1.Nang luong mat troi lap ap mai noi luoi.

Tổng công ty Điện lực miền Nam yêu cầu các đơn vị căn cứ hướng dẫn tại văn bản này khẩn trương triển khai thực hiện và báo cáo Tông công ty Điện lực các vướng mắc phát sinh (nếu có). Văn bản này thay thế cho Văn bản số 2155/EVN SPC-KD ngày 03/4/2018 và Văn bản số 7458/EVN SPC-KD ngày 16/10/2018 của EVN SPC.

TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM


Nguồn tin: nangluongvietnam.vn
 
40 năm 
Giải phóng Quảng Trị
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện dự án lắp đặt hệ thống đèn LED cho các tàu đánh bắt xa bờ 
 
 

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG LÀ GÌ?


TƯ VẤN
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
(0909.901.045)
 

Thăm dò ý kiến

Khi chi phí sử dụng điện cao, bạn có sẳn sàng thay thế các thiết bị điện hiện tại bằng các thiết bị điện tiết kiệm không?

Không