Với mức chênh lệch chỉ 1°C thôi so với nhiệt độ quen dùng, bạn sẽ không thấy khác biệt nhiều. Nhưng với xã hội thì khác. Việc thay đổi thói quen sử dụng máy lạnh có ý nghĩa rất lớn đối với cộng đồng và quốc gia, là sự sẻ chia cần thiết trong mùa nắng nóng.
Máy lạnh đang dần trở thành một trong những thiết bị phổ biến và quan trọng nhất trong mỗi ngôi nhà, đặc biệt là ở điều kiện thời tiết nắng nóng. Bên cạnh việc mang lại luồng không khí mát hơn cho căn phòng thì đây cũng là một trong những thiết bị ngốn chi phí tiền điện nhiều nhất trong ngôi nhà. Người dùng thường hay có xu hướng điều chỉnh nhiệt độ về mức thấp nhất có thể để căn phòng có thể mát lên nhanh chóng, thế nhưng hãy nhớ rằng nhiệt độ càng thấp thì máy sẽ ngốn càng nhiều điện hơn.
Thay đổi nhỏ, ý nghĩa lớn
Cách mở máy lạnh tiết kiệm điện là điều chỉnh nhiệt độ từ 25 độ C. Đây là mức nhiệt thích hợp vừa giúp gia đình bạn giảm thiểu chi phí tiêu thụ điện, vừa giúp cơ thể dễ dàng thích nghi, tránh được tình trạng “sốc nhiệt”.
Nếu đặt nhiệt độ thấp hơn 25 độ C, máy sẽ phải hoạt động liên tục để duy trì mức nhiệt độ đã cài đặt, tuổi thọ của thiết bị giảm và tiêu tốn điện năng gấp mấy lần thông thường. Đặc biệt khi bạn chỉ sử dụng máy lạnh trong thời gian ngắn, dẫn đến việc máy phải khởi động lại nhiều lần để đạt đến mức nhiệt cài đặt, gây hao phí điện năng của gia đình. Do đó, khi vừa khởi động máy, người dùng không nên chọn ngay mức nhiệt độ quá thấp cho máy lạnh.
Với mức chênh lệch chỉ 1°C thôi so với nhiệt độ quen dùng, bạn sẽ không thấy khác biệt nhiều. Nhưng với xã hội thì khác. Việc thay đổi thói quen sử dụng máy lạnh có ý nghĩa rất lớn đối với cộng đồng và quốc gia, là sự sẻ chia cần thiết trong mùa nắng nóng.
Nhưng nếu mỗi khi mở máy lạnh, thay vì để 25°C hoặc thấp hơn theo thói quen, bạn nâng thêm 1°C, thì chuyện gì xảy ra?
Với mức chênh lệch chỉ 1°C thôi so với nhiệt độ quen dùng, bạn sẽ không thấy khác biệt nhiều. Nhưng với xã hội thì khác. Việc thay đổi thói quen sử dụng máy lạnh có ý nghĩa rất lớn đối với cộng đồng và quốc gia, là sự sẻ chia cần thiết trong mùa nắng nóng.
“Thành phố Hồ Chí Minh có trên 1 triệu khách hàng sử dụng điện ở mức trên 300kWh/tháng. Đây là những hộ có sử dụng máy lạnh. Như vậy, có thể ước lượng tổng số máy lạnh trên địa bàn TPHCM là khoảng 1,5 đến 2 triệu máy (quy đổi máy 1 ngựa). Nếu mỗi máy đều được cài đặt nhiệt độ cao hơn 1oC so với thói quen thường ngày thì lượng điện năng tiết kiệm được sẽ tương ứng khoảng 1,5 triệu kWh/ngày. 1,5 triệu kWh này chiếm khoảng 2% tổng sản lượng điện tiêu thụ bình quân 1 ngày của TPHCM, nhưng lại tương đương và cao hơn với lượng điện tiêu thụ 1 ngày của một số tỉnh miền núi phía Bắc”- Ông Phạm Việt Anh – Phó Trưởng Ban Truyền thông Tổng Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh phân tích.
Nếu mỗi máy điều hoà ở TP HCM đều được cài đặt nhiệt độ cao hơn 1oC so với thói quen thường ngày thì lượng điện năng tiết kiệm được sẽ tương ứng khoảng 1,5 triệu kWh/ngày tương đương lượng điện tiêu thụ tương đương và cao hơn với lượng điện tiêu thụ 1 ngày của một số tỉnh miền núi phía Bắc. Ảnh: Số liệu tiêu thụ điện tại 1 số tỉnh phía Bắc.
10 mẹo cần biết để tiết kiệm điện khi sử dụng điều hoà
Thương hiệu Điều hoà Daikin được Bộ Công Thương chứng nhận Thương hiệu điều hòa Hiệu suất năng lượng cao 4 năm liên tiếp.
1. Công suất phù hợp với diện tích phòng
Để tiết kiệm chi phí, không ít người chọn mua điều hòa công suất thấp, nhưng không cân xứng diện tích sử dụng. người dùng cần chọn mức BTU phù hợp với diện tích phòng. Phòng < 15 m2 nên chọn công suất 9000 BTU (1HP), 15-20 m2 là 12000 BTU (1,5 HP), 20-30 m2 là 18000 BTU (2HP) và 30-40 m2 là 25000 BTU (2,5 HP).
2. Sử dụng máy có Inverter
Điều hòa Inverter giúp tiết kiệm điện hơn 30-50% so với sản phẩm không có công nghệ này. Do đó, dù chi phí điều hòa Inverter cao hơn, nhưng lại tiết kiệm hơn rất nhiều khi xét về lâu dài.
3. Lắp điều hòa ở vị trí hợp lý
Để điều hòa mát, bền và tiết kiệm điện, dàn nóng nên được lắp đặt nơi thoáng khí, râm mát.
4. Ưu tiên dàn nóng công nghệ tản nhiệt Microchannel
Trong dàn nóng, dàn tản nhiệt đóng vai trò quan trọng với nhiệm vụ chuyển khí nóng từ trong phòng ra ngoài. Người dùng nên chọn sản phẩm có dàn tản nhiệt Microchannel vừa trao đổi nhiệt nhanh hơn, lại vừa bền bỉ hơn nhờ khả năng chống ăn mòn, mang đến hiệu quả làm lạnh ổn định trong thời gian dài.
5. Chọn điều hòa có máy nén Swing
Công nghệ máy nén Swing được đánh giá là ưu việt nhất, cả về công năng lẫn điện năng. Máy nén Swing chuyển động xoay tròn, giảm ma sát và độ rung, hạn chế rò rỉ môi chất làm lạnh, nhờ thế tăng hiệu quả làm lạnh cũng như tiết kiệm điện hơn.
6. Thiết lập nhiệt độ phù hợp
Đặt nhiệt độ phòng không quá chênh lệch với ngoài trời (tối đa 7⁰C) giúp tiết kiệm điện và tránh cho người dùng bị sốc nhiệt. Mức nhiệt độ 25-27⁰C là tối ưu nhất với khí hậu Việt Nam.
7. Sử dụng chế độ tiết kiệm điện trên remote
Một số điều hòa có chế độ tiết kiệm điện (Econo/Eco), giới hạn mức tiêu thụ điện của máy để tiết kiệm hơn. Chế độ ngủ (Sleep) cũng rất hữu dụng, vừa giúp máy chạy êm ái hơn để người dùng an giấc, lại vừa tiết kiệm điện.
8. Không bật/tắt điều hòa liên tục
Theo các chuyên gia, người dùng không cần tắt điều hòa nếu ra khỏi phòng ít hơn 30 phút.
9. Xem chỉ số tiết kiệm điện trên tem năng lượng
Nhằm minh bạch và đơn giản hóa cho người mua, Bộ Công Thương yêu cầu các nhà sản xuất phải dán nhãn năng lượng, ghi rõ số sao năng lượng từ 1 đến 5, trong đó mức 5 là tiết kiệm điện nhất. Nếu nhiều thiết bị đều đạt mức sao năng lượng như nhau, người mua có thể xem thêm chỉ số hiệu suất năng lượng (CSPF) trên tem. Chỉ số này càng cao thì máy càng tiết kiệm điện.
Ví dụ, điều hòa Daikin RXM25XVMV đạt mức năng lượng 5 sao và chỉ số CSPF là 7,6, thuộc hàng cao nhất thị trường. Đây là sản phẩm của thương hiệu đã đạt giải "Thương hiệu điều hòa Hiệu suất năng lượng cao 4 năm liên tiếp do Bộ Công Thương chứng nhận.
10. Vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên
Theo khuyến cáo của chuyên gia đến từ thương hiệu điều hòa hàng đầu Daikin, vệ sinh lớp lọc bụi trên dàn lạnh 2 tuần/lần sẽ giúp tiết kiệm điện từ 15-20%. Sau 6 tháng, máy điều hòa nên được vệ sinh chuyên sâu, cả dàn nóng và dàn lạnh.